Cách chạy bền không bị đau bụng được chia sẻ bởi HLV điền kinh
Bạn đã biết cách chạy bền không bị đau bụng được các chuyên gia chia sẻ chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về giải đáp cách chạy bền không bị sóc hông nhé!
Hiện tượng đau bụng khi tập chạy
Đối với những người mới tập chạy bộ, một trong những vấn đề thường gặp nhất mà họ gặp phải là đau bụng trong hoặc sau khi tập luyện. Điều này là do khi chạy, cơ hoành liên tục co lại nhanh hơn bình thường khiến chúng ta bị đau bụng khi thở, vận động,…
Nhìn chung, tình trạng đau bụng khi mới tập chạy bộ không phải là vấn đề nghiêm trọng và không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, đau bụng có thể làm giảm hiệu quả tập luyện và ý chí tập chạy bộ của mọi người. Muốn vậy, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân khiến chạy bộ hay bị đau bụng và có cách khắc phục phù hợp.
Nếu biết tập đúng kỹ thuật sẽ hạn chế được tình trạng đau bụng sau khi tập chạy, nâng cao hiệu quả rèn luyện hàng ngày.
- Cách hít thở khi chạy bền chuẩn được chia sẻ bởi HLV điền kinh
- Chạy bền là gì? Những lợi ích tuyệt vời của việc chạy bền
Nguyên nhân gây ra đau bụng khi chạy bền?
Việc đau bụng khi chạy bền thường xảy ra trong nhiều trường hợp, bởi điều này bị ảnh hưởng từ quá trình luyện tập, phương pháp luyện tập và thể trạng của mỗi người nên không phải tình trạng nào cũng giống nhau. Bạn có thể tham khảo ngay một số nguyên nhân gây đau bụng khi chạy bền:
– Ăn hoặc uống nhiều trước khi chạy: Việc bổ sung dinh dưỡng trước khi tập là rất quan trọng, nhưng nếu ăn nhiều thì dạ dày cần nhiều máu để tiêu hóa máu xuống dạ dày tiêu hóa thức ăn. Khi bạn chạy, cơ bắp của bạn cũng cần nhiều máu nên sẽ gây khó tiêu và đau bụng mạnh hơn.
– Không khởi động kỹ trước khi chạy: Khởi động không chỉ giúp cơ bắp lưu thông máu tốt hơn mà còn giúp khớp lưu thông tốt để chuẩn bị tập luyện. Việc khởi động không kỹ dễ dẫn đến tình trạng đau bụng, chuột rút, hay nặng hơn là chấn thương.
– Hít thở không đúng: Trong quá trình chạy bộ, não sẽ điều chỉnh nhịp thở ngắn hơn để có thể cung cấp đủ oxy, tuy nhiên điều này khá có hại, vì thở ngắn sẽ khiến cho khối cơ hoành của bạn khó chịu hơn do phải chịu áp lực khá lớn từ việc chạy bộ. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau bụng khi chạy bền.
– Uống đồ ngọt hoặc đồ uống có ga trước khi chạy: Uống đồ uống có ga trước khi chạy khiến dạ dày của bạn rất khó chịu, ngoài ra còn có khí gây ợ hơi khi tập luyện do đó sẽ dễ gây tình trạng đau bụng nhiều hơn và gây ảnh hưởng đến nhịp thở khi chạy bền.
Cách chạy bền không bị đau bụng, đau sóc hông
Để học cách chạy bền không bị đau bụng hay sóc hông, người tập cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và phương pháp tập luyện để biết cách chạy liên tục. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và hình thức tập luyện hiệu quả sẽ giúp bạn nâng cao thành tích thể thao, tránh nguy cơ đau bụng và sốc hông. Một số cách khắc phục tình trạng đau bụng, sóc hông khi chạy bền là:
– Bị sốc hông do cơ hoành vận động quá mức: Bạn nên vươn cánh tay ở bên người bị đau sốc hông lên cao, để ra sau gáy. Tuy nhiên, nếu muốn cơn đau giảm hẳn, tốt nhất bạn nên dừng chạy khoảng 1 phút và gập ngược người theo hướng cơn đau.
– Sử dụng kỹ thuật hít thở khi chạy: Điều này sẽ giúp bạn ổn định nhịp thở và nhịp chạy, giúp việc chạy đỡ mệt hơn, giảm nguy cơ đau bụng, đau sốc hông.
– Không uống quá nhiều nước trước khi chạy: Trước khi chạy, bạn chỉ nên uống một lượng nước nhỏ và chia nhỏ lượng nước uống trong quá trình chạy.
– Không nên ăn no trước khi chạy: Bạn có thể ăn một bữa no trước khi chạy khoảng 2 tiếng để tiêu hóa tốt thức ăn và giúp bạn vận động dễ dàng hơn, đồng thời ngăn ngừa chứng đau bụng, khó chịu trong dạ dày.
Trên đây là một số chia sẻ về cách chạy bền không bị đau bụng. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến hình thức chạy bền, hãy thường xuyên truy cập vào chuyên mục tin thể thao để có được câu trả lời chuẩn nhất!
Ngoài ra, nếu bạn muốn cập nhật kết quả bóng đá World Cup các trận đấu hôm nay. Truy cập ngay vào bongda.wap.vn để cập nhật kết quả giải World Cup chính xác nhất nhé!